Chắc hẳn, chúng ta rất thường gặp những kiến trúc nhà gỗ 3 gian hay 5 gian cổ truyền ở những vùng quê của Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng quê nông thôn Bắc Bộ. Ở các ngôi nhà gỗ còn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống xưa cũ ấy, chỉ ngự trị 2 màu sắc duy nhất (Màu tự nhiên của gỗ và màu đỏ tươi của ngói). Tùy theo điều kiện của mỗi gia chủ mà quy mô, vật liệu gỗ được sử dụng làm nhà sẽ khác nhau. Tuy nhiên kiến trúc của chúng lại không khác nhau là mấy, hơn nữa, chúng cũng giống như những công trình nhà ở khác, cũng đòi hỏi yếu tố phong thủy rất cao.
Các đặc điểm chung theo phong thủy của nahf gỗ 3 gian
Theo phong thủy ngũ hành, không gian kiến trúc trong nhà gỗ 3 gian phải được thiết kế sao cho tạo được sự cân bằng Âm Dương.
Tất cả nhà ba gian từ trước đến sau chỉ có 1 ngăn nên hướng nhà, hướng phòng, màu gỗ trong nhà, ngoài nhà đều phải giống nhau, bởi có như thế mới đảm bảo được yếu tố phong thủy. Theo phong thủy nhà ở đây được gọi là nhà đơn trạch. Và cũng theo phong thủy thì kiến trúc nhà gỗ cổ truyền đều phải quay mặt tiền về hướng Nam hoặc Đông Nam. Và dù xét theo phương diện nào: bát trạch minh cảnh hay dương trạch tam yếu thì ta vẫn có thể thấy đây là một kiểu nhà luôn đảm bảo sự tối ưu về mặt phong thủy. Điều kiện cần là hướng của căn nhà phải luôn hợp với cung mạng của gia chủ.
Theo phong thủy nhà ở, kiến trúc nhà gỗ 3 gian thì gian giữa thường được dùng làm phòng khách và vị trí chính giữa đặt bàn thờ. Ngay Đối diện cửa chính người ta đặt bàn thờ: thần, phật và gia tiên trong nhà. Theo đúng phong tục lề lối cũ thì ta đặt bàn thờ Phật ở chính giữa, khì nhìn từ ngoài vào sẽ thấy bàn thờ thần đặt bên tay trái và bàn thờ gia tiên đặt bên tay phải… Khi thiết kế tỷ lệ con người (kích thước nhân chủng học và nhu cầu hoạt động của con người) phải đạt đến tính chuẩn mực nhất.
Trước bàn thờ ta sẽ thấy các bộ trường kỉ hoặc bộ bàn ghế để tiếp khách, hai bên của cột nhà và trước bàn thờ gia chủ thường treo các bức hoành phi, câu đối… Những gian nhà như vậy thường không chia buồng, nên người ta hay đặt 2 bộ ván ở hai bên nhà để tạo sự riêng tư. Nếu được chia thành 2 trái thì một bên được dùng để thóc, các giống cây cho vụ mùa sau. Gian còn lại thì được dùng làm phòng ngủ, nghỉ ngơi…
Và khu vực bếp sẽ được làm riêng biệt hoặc được ngăn cách hẳn với căn nhà, được sắp xếp ở gian phụ.
Nếu lập luận theo Dương trạch tam yếu thì một căn nhà được coi là ở thế vận tốt phải có cả hướng sau nhà và hướng trước nhà đều tốt. Vì đây là nhà đơn do đó mà tất cả các phòng chính cho đến gian phụ đều phải có hướng tốt và tọa sơn tốt, tránh những yếu tố gây ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Và với mỗi tuổi ta lại có hướng làm nhà thích hợp cho tuổi đó.
Nếu lập luận theo bát trạch minh cảnh vào phong thủy nhà ở thì tất cả các phòng và nhà cùng hợp hướng với gia chủ. Do đó mà sẽ đem lại sự thống nhất cũng như phát tài cho gia đình.